Saturday, 27/07/2024 | 14:45
Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử xã Xuân Thành
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nghị định số 137/2020/NĐ-CP và các hình thức xử lý vi phạm về Pháo

Nghị định số 137/2020/NĐ-CP gồm 04 chương, 26 Điều quy định về quán lý, sử dụng pháo, thuốc pháo; nguyên tắc, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng pháo, thuốc pháo nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nghị định áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan đến quản lý, sử dụng pháo, thuốc pháo.

Khái niệm các loại pháo. Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP định nghĩa chung về pháo, phân loại pháo. Theo đó các loại pháo được hiếu như sau:

Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng no hoặc không gây ra tiếng no. Pháo bao gồm pháo nổ và pháo hoa.

Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gãy ra tiếng nổ hoặc gãy ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

Pháo hoa nổ là pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Pháo nổ

Phân biệt pháo nổ, pháo hoa nổ, pháo hoa

Về đặc tính:

+ Pháo nổ chứa thuốc pháo nổ, gây ra tiếng nổ. (Một số loại pháo nổ thường thấy như pháo bi, pháo còi, pháo bánh, pháo tép...)

+ Pháo hoa nổ chứa thuốc pháo nổ, thuốc phóng, thuốc pháo hoa, khi sử dụng gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. (Một số loại pháo hoa nổ thường thấy như pháo hoa nổ do lực lượng Quân đội bắn vào đêm Giao thừa hằng năm; các loại pháo dàn, hộp 36 hoặc 48 quả mà một số đối tượng đốt trái phép gây ra tiếng rít, tiếng nổ và màu sắc trong không gian trong dịp Tết)

+ Pháo hoa chứa thuốc pháo hoa, khi sử dụng chỉ phát ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng màu sắc trong không gian, pháo hoa không gây tiếng nổ. (Một số loại pháo hoa thường thấy như que, nên, pháo bông khi đốt phụt ra các tia sáng đủ màu sắc mà không có tiếng nổ)

- Quy định về được phép sử dụng và cấm sử dụng:

+ Pháo nổ: Nghiêm cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyên, sử dụng hoặc chiếm đoạt.

+ Pháo hoa nổ: Cơ bản cấm như pháo nổ, trừ trường hợp, tố chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khâu, xuất khấu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng theo quy định tại Nghị định này.

+ Pháo hoa: Cho phép cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng theo quy định tại Điều 17 của Nghị định. Tuy nhiên khi sử dụng chỉ được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Như vậy, khác biệt căn bản nhất giữa pháo hoa với pháo nổ, pháo hoa nổ là: Pháo hoa không gây ra tiếng nổ và cho phép người dân được sử dụng trong một số trường hợp; pháo nổ, pháo hoa nổ gây tiếng nổ và không cho phép người dân tự sử dụng.

Các hành vi bị nghiêm cấm

Điều 5 Nghị định đã quy định cụ thể 09 hành vi nghiêm cấm (bố sung 07 khoản so với Nghị định số 36/2009/NĐ-CP) gồm:

Khoản l: Cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyên, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này;

Khoản 2: Cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo;

Khoản 3: Cấm mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ;

Khoản 4: cấm lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

Khoản 5: cấm trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để san xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không đảm bảo an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi tiường;

Khoản 6: cấm chiếm đoạt, mua, bán, trao đối, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tay xóa các loại giấy phép về pháo.

Khoản 7: cấm giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định;

Khoản 8: Cấm hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức;

Khoản 9: Cấm cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.

Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ

Điều 11 Nghị định quy định các trường hợp được tổ chức bắn pháo hoa nổ gồm: Tết Nguyên đán, Giổ Tổ Hùng Vương, ngày Quốc khánh, ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày Chiến thắng 30/4; nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng, thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế; trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định.

Quy định về cho phép sứ dụng pháo hoa

Điều 17 Nghị định quy định: "Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày ký niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Theo quy định này, Pháo hoa mà các cơ quan, tố chức, cá nhân được sứ dụng là loại pháo đã quy định cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 3 và được hiểu là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi sử dụng “đốt” chỉ phát ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và đặc biệt là không gây ra tiếng nô. Như vậy, để đảm bảo sử dụng pháo hoa theo đúng quy định này thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải đảm bảo 03 yếu tố sau:

Một là: Cơ quan, tổ chúc, cá nhân chí sứ dụng pháo hoa trong các trường họp: Lễ, tết, sinh nhật, cưới, hỏi, hội nghị, khai trương, ngày ký niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Không sử dụng vào các mục đích khác, đặc biệt nếu sử dụng ở nơi công cộng mà gây ảnh hưởng tới an ninh, trật tự thì có thê bị xử lý hình sự hoặc xử phạt hành chính về hành vi “gây rối trật tự công cộng”;

Hai là: Người sử dụng pháo hoa phải có đủ năng lực hành vi dân sự, tức là người từ đủ 18 tuối trở lên không phải là người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi hoặc người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình mà Tòa án đã có quyết định tuyên bố là người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (theo quy định tại điều 20, 22, 24 Bộ Luật dân sự 2015);

Ba là: Chỉ được mua pháo hoa tại các tố chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng đã được cấp phép kinh doanh pháo hoa. Trường hợp mua, sử dụng pháo hoa của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được phép kinh doanh thì sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.

Một số nội dung khác của Nghị định số 137

Ngoài các nội dung trên, Nghị định số 1 37/2020/NĐ-CP đã quy định nội dung về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; các điều kiện về an ninh trật tự, an toàn phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường trong hoạt động quản lý, sử dụng pháo; quy định về tiêu hủy, giám định tư pháp về pháo, thuốc pháo; quy định về nghiên cứu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cung cấp pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ trong các trường hợp tổ chức ban pháo hoa nổ; quy định về trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các bộ ngành liên quan khác và UBND các cấp trong quản lý, sử dụng pháo tại Chương III của Nghị định.

 Quy định về xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng pháo

Pháp luật hiện hành và Nghị định sốl 37/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 về quản lý, sử dụng pháo quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng pháo, theo đó mọi hành vi sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyên, sử dụng trái phép các loại pháo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự tùy tính chất, mức độ của hành vi, cụ thể:

1. Xử lý hành chính

Các hành vi vi phạm về pháo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 11, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31-12-2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Mức tiền phạt thấp nhất là 1.000.000 đồng (một triệu đồng), mức tối đa là 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng), cụ thể một số hành vi:

- Lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng pháo hoa không còn giá trị sử dụng bị phạt tiền từ 1000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 11);

- Chiếm đoạt, trao đổi, mua, bán, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 11);

- Làm giả các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 11);

- Che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 11);

- Mất giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 11);

- Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ; không báo cáo, báo cáo không kịp thời, che dấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về việc mất, thất lạc, tai nạn, sự cố về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ và pháo bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (quy định tại điểm k, khoản 2, Điều 11);

- Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (quy định tại điểm n, khoản 2, Điều 11);

- Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (quy định tại điểm 0, khoản 2, Điều 11);

- Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 11);

- Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (quy định tại điểm i, khoản 3, Điều 11);

- Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (quy định tại điểm e, khoản 4, Điều 11);

- Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo dưới mọi hình thức bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đồng đến 20.000.000 đồng (quy định tại điểm i, khoản 4, Điều 11);

- Mang trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc mang vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (quy định tại điểm c, khoản 5, Điều 11);

- Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ được xử lý, xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan (quy định tại khoản 6, Điều 11).

Bên cạnh bị phạt tiền, các hình thức xử phạt bổ sung; biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 7, khoản 8 Điều 11.

2. Xử lý hình sự

Hành vi phạm tội liên quan đến sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại pháo có thể bị xử lý theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

Đề nghị các cấp, các ngành, địa phương, các cơ quan tố chức phố biến, quán triệt, tuyên truyền đến toàn thể Đảng viên, cán bộ, công nhân viên và nhân dân biết, nhận thức rõ và chấp hành nghiêm túc, tránh trường hợp vi phạm do chưa nhận thức đầy đủ quy định pháp luật về quản lý, sử dụng pháo.

 


Liên kết Liên kết

Thống kê trong ngày Thống kê trong ngày

Đang online : 0
Tất cả : 4.606

Sự kiện Sự kiện